Nóng giận là cảm xúc của mỗi người nhằm giải tỏa những điều tiêu cực, tuy nhiên nó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chính cơ thể của bạn.
Khi nào cơn tức giận của bạn trở nên mất kiểm soát?
Nóng giận là một trạng thái giải tỏa cảm xúc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, nếu để nó dồn nén quá lâu thì bạn sẽ trở nên “mất kiểm soát”. Điều này sẽ khiến bạn thay đổi cách nhìn của những người xung quanh đối với mình, mất uy tín hay đánh mất cả mối quan hệ. Đặc biệt, nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể của bạn.
1. Tức giận là nguyên nhân gây ra các căn bệnh mãn tính
Bạn có bao giờ cảm giác một luồng gió nóng di chuyển từ trong cơ thể của mình di chuyển đến các vùng ngực, cánh tay và hàm khi đang bực tức không? Sự tức giận mà không được giải tỏa thì nó chắc chắn có thể dẫn đến tình trạng này. Bởi vì khi đó, các bó cơ sẽ căng lên.
2. Tức giận khiến tình trạng viêm nhiễm càng nghiêm trọng
Một nghiên cứu mới đây cho thấy căng thẳng liên tục cộng với cảm xúc tiêu cực có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng viêm nhiễm của cơ thể.
Khi bạn đối mặt với sự tức giận, ngay cả khi bạn không nhiễm trùng, các tế bào viêm này bắt đầu hoạt động mạnh mẽ và tấn công các tế bào khỏe mạnh.
Ngoài ra, việc thường xuyên tức giận có thể tạo thói quen xấu hằng ngày. Người tức giận có xu hướng tìm đến thuốc lá, rượu bia, nhiều thực phẩm không lành mạnh.
3. Tức giận làm suy giảm chức năng phổi
Lúc bạn tức giận, cơ thể trở nên hô hấp nhanh, thở gấp. Điều này đòi hỏi oxy cần phải được cung cấp nhanh và nhiều hơn cho các bộ phận như não và cơ bắp. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn hen suyễn ở những người có bệnh nền.
4. Tức giận gây ra nhiều bệnh về tim mạch
Cơn nóng giận luôn khiến bạn trong trạng thái căng thẳng, làm cho khả năng lưu thông máu trở nên kém đi. Ngoài ra, tức giận còn làm tăng huyết áp, thậm chí dẫn đến mãn tính. Nguyên nhân là do hormone gây căng thẳng làm tăng lượng đường và nồng độ axit béo có trong máu và nó làm hỏng các mạch máu.
5. Tức giận ảnh hưởng đến tiêu hóa
Một số nghiên cứu cho thấy việc kìm nén cảm xúc giận dữ có liên quan đến nhiều triệu chứng ở những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Ruột và não có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi bạn nóng giận, não sẽ truyền tín hiệu đến hệ tiêu hóa, dẫn đến ruột liên tục co thắt. Hậu quả là bạn sẽ mắc phải các triệu chứng như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy và đau dạ dày.
6. Tức giận gây ra các triệu chứng về da
Tương tự như ruột, da cũng bị tác động trực tiếp bởi những cảm xúc thất thường của chúng ta. Nó có thể bị kích ứng nặng nếu bạn cũng đang mắc phải các bệnh như chàm, vảy nến, mụn do nội tiết tố.
Nếu bạn có xu hướng thường xuyên chạm vào mặt khi cảm thấy căng thẳng thì tình trạng da sẽ trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra việc tức giận còn khiến bạn mất ăn mất ngủ khiến làn da bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cách giúp cơ thể hạn chế bị cơn tức giận ảnh hưởng
Đầu tiên, bạn cần phải học cách giữ bình tĩnh trước cơn thịnh nộ của mình. Đừng xem việc xả cơn tức giận vào một người khác để giải tỏa cảm xúc là điều đúng đắn, bởi vì nó không đem lại hiệu quả mà còn gây hại rất lớn đối với sức khỏe của chúng ta.
Hãy nói lời yêu thương và giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng để chúng ta không còn bị cơn nóng giận thao túng tâm lý.
Theo Tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống