Khi một tựa game trở nên lỗi thời và không còn phù hợp với xu hướng hiện tại, số đông người chơi sẽ dễ mất đi động lực để tiếp tục đồng hành cùng trò chơi. Trên thực tế, ngày càng có nhiều tựa game như thế xuất hiện và theo đó là sự ra đời của cụm từ Dead Game.
Dead Game là một thuật ngữ phổ biến trong cộng đồng người chơi, thường được sử dụng để ám chỉ đến tựa game bị “thất sủng”. Một trò chơi bị gắn mác Dead Game sẽ bao gồm các yếu tố như lượt chơi thấp, không được nhiều người quan tâm và theo dõi,… Dẫn đến việc chúng bị các nhà phát hành vô hiệu hóa hoặc không còn chú trọng việc xử lý các lỗi kỹ thuật.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thường là do tựa game đó đã không còn đủ khả năng để thuyết phục người chơi ở lại. Vấn đề hack cheat cũng là một yếu tố mà người chơi dùng để đánh giá tiềm năng của trò chơi. Những bản cập nhật nếu không kiểm soát được vấn đề sẽ khiến cho người chơi từ bỏ và tìm kiếm những tựa game mới.
Punishing: Gray Raven (PGR)
Là tựa game đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm ở Nhật Bản và Trung Quốc, Punishing: Gray Raven vẫn bị gắn mác Dead Game do những bước đi sai lầm đến từ nhà phát hành. Trò chơi có cơ chế ARPG tương tự như Honkai Impact với đồ họa sống động cùng cốt truyện hấp dẫn. Mặc dù được tạo ra sau những cái tên đình đám nhưng PGR vẫn có chỗ đứng trong lòng người chơi.
Khi hay tin Punishing: Gray Raven sẽ được phát hành trên toàn cầu, nhiều người chơi đã không khỏi bất ngờ và kỳ vọng vào tiềm năng của trò chơi. Thế nhưng sự việc trở nên tồi tệ hơn vì PGR liên tục có những động thái được cho là “hút máu” người hâm mộ tựa game này. Một bộ phận người chơi phát hiện ra phần thưởng trong server quốc tế đã bị giảm 50% so với các server nội địa. Đồng thời là sự thay thế của những trang phục không có giá trị và mức chiết khấu cũng được tăng cao.
Nhiều người chơi đã cảm thấy tức giận và xóa trò chơi chỉ sau 3 ngày phát hành phiên bản Global. Họ đồng loạt đánh giá 1 sao trên CH Play, Tap Tap với những lời chỉ trích nặng nề. Sự việc trở nên căng thẳng khi nhân viên của nhà phát hành tựa game có thái độ coi thường người chơi. Họ liên tục xóa những bình luận và phát ngôn khinh thường người chơi. Điều này đã làm gia tăng sự phẫn nộ trong cộng đồng và những bài viết kêu gọi tẩy chay liên tục được đăng tải trên mạng xã hội.
Fall Guys
Đây là một tựa game battle royal được phát triển nhằm giúp cho người chơi có thể tận hưởng những phút giây giải trí. Trò chơi cho phép hóa thân vào các nhân vật mang hình dáng kẹo dẻo, họ phải cạnh tranh với những người chơi khác để vượt qua các chướng ngại vật có độ khó cao. Để trở thành quán quân của cuộc đua, người chơi phải tham gia rất nhiều vòng đấu khác nhau. Đi kèm với đó là sự đa dạng trong bản đồ và luật chơi được chọn dựa trên số lượng người chơi còn sót lại.
Fall Guys lần đầu được lộ diện từ năm 2019 nhưng đến tháng 8 năm 2020 thì mới chính thức được phát hành phiên bản hoàn chỉnh. Tựa game được giới phê bình và cộng đồng người chơi đánh giá rất cao về đồ họa cùng lối chơi hài hước, vui nhộn. Nhiều người còn nói rằng trò chơi đã giúp họ có được rất nhiều khoảnh khắc vui vẻ với bạn bè và người thân.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các tựa game đình đám khác như Among Us, Goose Goose Duck,… đã khiến cho Fall Guys đi vào quên lãng. Ngoài ra, trò chơi này còn khiến cho nhiều người cảm thấy thất vọng bởi những lỗi kỹ thuật và tình trạng hack cheat diễn ra liên tục. Điều này đã tạo ra sự thiếu công bằng và bất công cho những người chơi muốn trải nghiệm tựa game trong môi trường lành mạnh hơn.
Player Unknown’s Battlegrounds (PUBG)
PUBG là một tựa game nhập vai sinh tồn, đưa người chơi vào tình huống chiến đấu cho đến khi chỉ còn lại người cuối cùng. Trò chơi cung cấp tùy chọn số lượng người chơi bao gồm 3 chế độ là solo, dual và squat. Đi kèm với đó là sự đa dạng trong bản đồ khu vực khác nhau nhằm giúp cho người chơi có nhiều trải nghiệm thú vị trong hành trình sống còn của PUBG.
Ngay từ lần đầu phát hành, tựa game đã nhận về nhiều lượt quan tâm của rất nhiều streamer nổi tiếng và thu về 10 triệu đô la chỉ vài ngày sau đó. Bên cạnh đó, số lượng người tham gia và theo dõi trò chơi cũng tăng nhanh trên mọi nền tảng mạng xã hội và livestream trực tuyến.
Thế nhưng PUBG lại phải chấp nhận số phận của một Dead Game cho người chơi đã dần mất đi hứng thú với lối chơi không còn quá mới mẻ. Rất nhiều người chơi cũng bày tỏ thái độ tiêu cực với sự hạn chế đến từ phía nhà phát hành. Các lỗi game liên tục xuất hiện như độ trễ cao, trang phục nhân vật liên tục bị lỗi hay tình trạng hack cheat không được cải thiện. Điều này đã khiến cho PUBG phải liên tục đóng các server để bảo trì và dần mất đi vị trí dẫn đầu trong thể loại game nhập vai sinh tồn.
Theo Tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống